Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

y

Cái nhìn nguyên sơ về thôi miên

Đánh giá bài viết

(Nội dung đã đăng ký tác quyền của nhà nghiên cứu thôi miên Dương Minh Tuấn)

Ai cũng từng nghe về thôi miên, và mỗi người lại hình dung về thôi miên theo cách khác nhau, nhưng có lẽ đều nằm trong các miêu tả như : bí ẩn, kỳ lạ, khó tin, thậm chí nguy hiểm, đáng sợ…

y

Dù tích cực hay tiêu cực thì đều đưa đến cho chúng ta một mong muốn khám phá, thực sự thì thôi miên là gì?

Lịch sử Thôi Miên

Trước khi đi vào ý nghĩa thực sự thì chúng ta hãy xem qua một vài chi tiết và mốc lịch sử quan trọng liên quan đến bộ môn thôi miên:

Thời kỳ “Thôi miên nguyên thuỷ” : các hình thái khác nhau của thôi miên xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các nền văn minh trên toàn thế giới. Lúc này người ta khám phá ra có các phương pháp “Các tác động đặc biệt” có thể kiểm soát các chức năng sống của con người, tạo ra “Các hiện tượng dị thường

Thời kỳ “Thôi miên cổ điển” : lúc nào con người tiến hành nhiều thực nghiệm để nghiên cứu “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường” … từ đó tìm cách giải thích hiện tượng, tìm ra động lực đằng sau, tìm ra nguyên lý vận hành và lý luận hoá phương pháp. Đây là thời kỳ thôi miên phát triển rực rỡ nhất, phong phú nhất, với nhiều thành tựu vĩ đại và là nguồn tham khảo giá trị cho chúng ta ngày nay.

Thời kỳ “Thôi miên đương đại“: đây là thời kì mà các môn khoa học và y học phát triển. Những thành tựu của thôi miên đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực Y khoa. Họ chọn lựa những gì có thể lý giải được bằng các kiến thức khoa học đương thời để phát triển nghiên cứu thôi miên theo hướng mới nhằm mục đích ứng dụng phổ biến hơn.

Vậy thì :

Thôi miên nguyên thuỷ

Là thời kỳ phát triển theo chiều rộng.

Vô số “Các tác động đặc biệt” được tìm ra. Có thể kể như : dùng mùi hương, dùng âm thanh, nhạc lễ, lời văn hát, dùng ánh sáng, và không gian, dùng biểu tượng tôn giáo, dùng nghi thức, dùng sự quán tưởng hay tưởng tượng, dùng sự sùng tín, dùng cử động cơ thể, vũ đạo, dùng phương thức tiếp xúc cơ thể, …

Di sản quý giá của thời kỳ thôi miên nguyên thuỷ chính là “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường”.

Thôi miên cổ điển

Là thời kỳ phát triển theo chiều sâu của thôi miên.

Khi quan sát cách mà “Các tác động đặc biệt” tạo ra “Các hiện tượng dị thường” … thì các nhà nghiên cứu đặt ra các giả thiết về động lực đằng sau nó. Họ tìm ra một động lực quan trọng nhất và bao trùm nhất gọi là ​​”Từ tính động vật” hoặc “Tư khí” .

Họ kết luật rằng đây là một động lực vô hình, chưa hiểu biết hết về nó, nhưng chắc chắn nó đang vận hành sự sống của con người và cũng là động lực có khả năng kết nối con người với nhau, và con người với tự nhiên.

Ở Á Đông thì động lực này đã được hiểu biết đầy đủ, hình thành học thuyết để vận dụng toàn diện. “Tư khí”, “Từ tính động vật” trong triết học phương Đông gọi là Khí hay Prana. …

Di sản giá trị nhất của thời kỳ “Thôi miên cổ điển” chính là tìm ra động lực Khí, Prana hay “Từ tính động vật”.

Thôi miên đương đại

Đây là thời kỳ nhân loại bắt đầu phát triển các lý thuyết khoa học. Nhận thấy giá trị ứng dụng của “Các tác động đặc biệt” và “các hiện tượng dị thường” , họ chọn lựa giữ lại những gì phù hợp với lý thuyết khoa học đương đại để đưa vào ứng dụng.

Ứng dụng quan trọng và điển hình nhất là trong lĩnh vực Y khoa.

Người tiên phong là bác sĩ ngoại khoa James Braid.

Ứng dụng đầu tiên trong y khoa là cho các bệnh đau cơ năng và gây tê phẫu thuật.

Cũng từ đây mà James đã đặt ra một cái tên mới là “Thôi miên” lấy nguyên nghĩa từ chữ “Hypno” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “Ngủ”. Mặc dù thôi miên hoàn toàn không phải là ngủ. …

Di sản đáng chú ý nhất của “Thôi miên đương đại” là hình thành tên gọi “Hypnosis” hay “Thôi miên” và “Xu hướng ứng dụng thôi miên vào trị liệu”.

Vậy khi tìm hiểu “Thôi miên là gì ?” thì qua các điểm trình bày ở trên chúng ta có thể tóm tắt các nhận thức sau :

Thôi miên không phải là ngủ, mà chính xác là chỉ “Các hiện tượng dị thường” được tạo ra bởi “Các tác động đặc biệt”.

Các hiện tượng dị thường không phải là để cập đến sự nguy hiểm hay bí ẩn, mà để nói về các biểu hiện chức năng sống của con người không diễn ra theo quá trình sinh lý thông thường.

Ví dụ như : không phải đang ngủ nhưng lại không có suy nghĩ; đang tỉnh táo khỏe mạnh nhưng lại không nói được, hoặc không thể cử động cơ thể; hoặc cơ thể tự vận động mà không cần điều khiển; hoặc đang thức nhưng lại mơ, hoặc mắt không nhìn thấy cảnh thực tế trước mắt mà lại nhìn thấy cảnh lạ; hoặc không vận động mà tuần hoàn lại tăng; hoặc thân nhiệt tăng bất thường; hoặc thấy mình quay về ký ức trong quá khứ…

Ý nghĩa của các hiện tượng dị thường là chỉ ra việc có thể khống chế các hoạt động chức năng của con người. Từ đó vận dụng theo cách có lợi, phù hợp với mong muốn chủ quan.

Cái mà sau này chúng ta gọi là “Thôi miên” thì trước đó gọi là “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường”.

Nó có mặt trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ đời sống con người trước thời kỳ hiện đại. Ví dụ như trong tôn giáo, trong các môn rèn luyện sức khỏe và tâm linh như Khí công, Yoga, trong các phương pháp chữa bệnh như Đền ngủ ở Ai Cập, Đền chữa bệnh ở Hy Lạp, Vu thuật trong Y học phương Đông …

Thôi miên đương đại chính là sự thu gọn đáng kể của “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường”.

Thôi miên đương đại cũng là sự thu gọn đáng kể của “Lý thuyết động lực”, sự phủ định về “Tư khí”, “Từ tính động vật”, “Khí” hay “Prana” … Nhằm phát triển những hiện tượng và lý giải phù hợp với lý thuyết khoa học đương đại.

Vậy nên chúng ta có thể coi là có 3 loại thôi miên:

Một là “Thôi miên nguyên thuỷ”: Bao gồm “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường”. Thôi miên nguyên thuỷ rất thú vị và hấp dẫn.

Hai là “Thôi miên cổ điển”: bao gồm sự phát triển và làm chủ động lực cốt lõi đứng sau “Các tác động đặc biệt” và “Các hiện tượng dị thường” … đó chính là “Tư khí” , “Từ tính động vật” hay Khí, Prana. Thôi miên cổ điển rất sâu sắc và có rất tiềm năng vô cùng lớn.

Ba là “Thôi miên đương đại”: loại bỏ các kỹ thuật và hiện tượng, cũng như lý giải không tương thích với các lý thuyết khoa học… nhằm chuẩn hóa để đưa thôi miên vào ứng dụng rộng rãi. Thôi miên đương đại rất rõ ràng, dễ tiếp thu, dễ ứng dụng và dễ phổ biến.

Bạn có thể cũng quan tâm

cac-huyet-tren-co-the

Bí ẩn về Kinh lạc

biểu tượng thần Shiva

Yoga – sự  vận động của thần Shiva

Scroll to Top