Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

425711979_1043951323356138_1042187221082373260_n

Hòn đá thôi miên

Đánh giá bài viết

Hòn đá thôi miên là vật bất ly thân của các nhà thôi miên cổ điển, họ luôn mang theo trên người, hoặc để ở nơi làm việc. Chúng ta sẽ cho rằng một hòn đá thôi miên sẽ không thực sự mang đến giá trị gì? Và làm thế nào mà hòn đá lại có thể thôi miên? Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đang có cùng một cách nhìn với các nhà khoa học cách đây 200 năm đó. Và tôi cũng muốn bạn biết thêm rằng mới cách đây 40 năm thì Châm cứu học còn bị coi là một sự lừa gạt của thời kỳ bán khai.

hon-da-thoi-mien

Hòn đá thôi miên chứa đựng năng lượng của biểu tượng

Tương tự như những sức mạnh thần bí khác từng có mặt trong văn hoá nhân loại hàng nghìn năm, chúng bị loại bỏ không thương tiếc vào thời kỳ đầu của văn minh cơ khí. Tính ám thị và năng lượng của biểu tượng chính sự khác biệt giữa thôi miên hiện đại và thôi miên cổ điển – Hòn đá thôi miên chính là nói tới tính biểu tượng này. Hiểu được khác biệt này chúng ta sẽ hiểu được sức mạnh thực sự của thôi miên cổ điển.

Vào những năm 1840, Franz Anton Mesmer là một bác sĩ ngoại khoa người Áo, ông nhân vật đánh dấu sự chuyển giao giữa hai thời kỳ của Thôi miên. Mesmer đã tiếp thu những kỹ thuật từ thôi miên cổ điển để phục vụ cho mục đích chữa bệnh đây là lần đầu tiên thuật thôi miên chính thức được đưa ra ánh sáng như một phương pháp chữa bệnh.

Những bệnh án của Mesmer độc đáo và hiệu quả đến mức một hội đồng khoa học hoàng gia với các nhà khoa học hàng đầu được nhà vua Pháp lập ra để xem xét hoạt động của ông. Họ kết luận rằng có vô số các ca bệnh thực sự đã khỏi, nhưng họ phủ nhận lý thuyết mà ông dùng để lý giải cho cách chữa của mình.

Mặc dù Mesmer và các môn đệ của ông tiếp tục hoạt động chữa bệnh nhưng phương pháp của họ bị giới khoa học phủ nhận.

Đến lượt bác sĩ người Scotland là James Braid thì thuật thôi miên chính thức đi vào con đường “hiện đại hoá” với ứng dụng đầu tiên là giảm đau, gây tê và gây mê. Thực chất đây chính là quá trình chọn lựa những kỹ thuật và những hiện tượng thôi miên mà trình độ và lý thuyết đương thời có thể lý giải được và chấp nhận được để hợp thức hoá thôi miên, biến nó trở thành một bộ phận của giới khoa học.

Ví dụ Braid dùng một vật sáng như cái thìa bạc, hoặc chiếc đồng hồ đưa ra trước mắt người thụ cảm để đưa họ vào giấc thôi miên, ông gọi đó là phương pháp kích thích giác quan.

Ý tưởng này của Braid đến từ việc nhà thôi miên cổ điển dùng ánh mắt để thôi miên. James Braid cho rằng việc các nhà thôi miên cổ điển luyện ánh mắt là không cần thiết, mà ông chỉ cần một vật sáng là có thể thay thế. Nhưng chính James cũng phải công nhận rằng ông không bao giờ có thể tạo ra một trạng thái sâu sắc và đặc trưng của thôi miên cổ điển bằng một vật sáng.

Chúng ta cần lưu ý rằng vào thế kỷ 19 là giai đoạn văn minh cơ khí, thời kỳ mà khoa học giống như một thứ tôn giáo, và các nhà khoa học là các giáo chủ, các phát ngôn và kết luận của họ quyết định điều gì đúng và điều gì sai. Gần như toàn thể xã hội sẽ hành động theo khuyến cáo của giới khoa học.

Sau gần 200 năm như thế thì ngày nay con người đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét và kế thừa những kiến thức, giá trị xa xưa của các nền văn hoá, những thứ từng bị loại bỏ vì được coi là không phù hợp với xu hướng “văn minh hoá”.

Không có giải pháp nào hoàn thiện, và các giải pháp của khoa học cũng vậy. Vì thế sau một thời gian dài người ra nhận ra rằng các giá trị cổ xưa như thôi miên cổ điển có tính ưu việt, vì nó có thể giải quyết những vấn đề mà thôi miên hiện đại không thể giải quyết.

Tôi sẽ miêu tả bài học đầu tiên khi một người học thôi miên hiện đại như sau: anh cần hiểu về sự thư giãn, về sự biến đổi trạng thái của con người khi đi vào tiến trình thư giãn. Anh cần học cách dùng lời nói để hướng dẫn cho người thụ cảm đi vào tiến trình này. Anh cần học nói như thế nào, giọng nói ra sao, cách sắp đặt vị trí và không gian như thế nào, anh sẽ được học cách thiết kế và dùng một kịch bản thôi miên…

Còn với thôi miên cổ điển thì sẽ là như sau: Anh hãy tìm một hòn đá bất kỳ mà anh có thể cầm vừa vặn trong tay và dễ mang theo người. Trong một trăm ngày không được phép gián đoạn vì bất cứ lý do gì, anh hãy làm như sau : Chọn một vị trí ở nơi hoang vắng để dấu kín hòn đá thôi miên đó để không ai thấy, mỗi buổi sáng anh đến đó và lấy hòn đá thôi miên của anh ra, cầm nó trên tay và bước đi đúng một trăm bước đến một vị trí khác, cũng kín đáo như thế để dấu nó ở vị trí thứ hai này.

Điều quan trọng là trong khi bước đi, mỗi một bước chân anh cần nhầm thầm một câu nói về nguyện vọng của anh khi học thôi miên. Chẳng hạn như “Tôi quyết tâm trở thành một nhà thôi miên chữa bệnh”. Anh cần bước đúng 100 bước với 100 lần phát ra tâm nguyện của mình như thế.

Anh không được nhầm lẫn số bước chân, nếu nhầm thì anh cần làm lại từ đầu. Ngày hôm sau thì anh lại mang hòn đá từ vị trí thứ hai hôm trước trở về vị trí ban đầu, cũng với cách thức như vậy. Cứ như vậy thực hiện cho đến khi đủ 100 ngày không được sai. Sau 100 ngày như thế thì hòn đá thôi miên đã là của anh và kể từ đó anh sẽ luôn mang hòn đá thôi miên bên mình, coi nó như vật bất ly thân, nó sẽ giúp anh hoàn thành tâm nguyện của mình.

Đó là miêu tả về sự bắt đầu cách học của hai trường phái thôi miên. Bạn có thể cảm nhận phần nào sự khác nhau trong bản chất của hai trường phái này.

Trong khoảng 200 năm phát triển của của khoa học, chúng ta đã học được rằng, hiểu biết của khoa học vẫn không ngừng mở rộng, cũng có nghĩa là những gì chưa thể lý giải thì trong tương lai nó vẫn có thể được làm rõ. Quả thực cho đến bây giờ thì những tiến bộ của khoa học cũng đã lý giải nhiều hiện tượng trước đây được coi là phi lý và bí ẩn, … Các động lực của thôi miên cổ điển đã có đủ cơ sở khoa học để lý giải và đã trở nên một tiềm năng to lớn cho con người.

Quay lại với “Hòn đá thôi miên”, rất có thể bạn đang dùng cái nhìn 200 năm trước để đánh giá. Trong khi bạn có biết rằng hàng loạt các nghiên cứu về cận tâm lý học, các nghiên cứu về ám thị học, các nghiên cứu về sức tập trung ảnh hưởng đến hiện tượng thiên kiến trong tâm lý học, nghiên cứu về sức mạnh của thói quen và sự tập trung cực đoan trong hình thành ảnh hưởng cá nhân lên người khác, …

Những nghiên cứu này đều góp phần chỉ ra rằng: Khi một người tập trung cao độ thì có thể gây ảnh hưởng lên người khác bằng những gì đang diễn ra trong tư tưởng của anh ta.

Các nhà thôi miên cổ điển không quá đặt nặng vấn đề lý giải các động lực của thôi miên. Việc họ làm đơn giản là phỏng đoán các động lực và thực nghiệm nó cho đến khi xác định được phỏng đoán đó chính xác. Bằng rất nhiều thực nghiệm họ nhận thấy rằng, khi được tập trung tập trung cao độ thì có thể tạo ra một thông điệp vô hình ảnh hưởng đến trạng thái của người thụ cảm. Sức tập trung tạo ra một động lực gọi là “Hình tư tưởng”, và nó tạo ra một ảnh hưởng gọi “Lực ám thị”.

Vì thế ngay từ khởi đầu Thôi miên cổ điển đã đào tạo nhà thôi miên theo cách cực đoan hoá mọi hành vi liên quan đến thôi miên. Thôi miên cổ điển khai thác triệt để sức mạnh của biểu tượng, điều mà tất cả các tôn giáo trên địa cầu đều đã khám phá ra và vận dụng từ hàng nghìn năm. Bởi vì các biểu tượng là mô hình trong Vô thức của con người, nó tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và trùm khắp lên cả trạng thái tinh thần và thể chất.

Trong Phân tâm học Sigmund Freud đã khám phá ra một vùng tâm trí gọi là Vô thức, ông không thể xác định được đâu là ranh giới của Vô thức và coi nó là vô tận. Sau đó môn đệ của ông là Carl Jung thậm chí còn tiến xa hơn bằng đề xuất “Vô thức tập thể”, đến đây thì Phân tâm học gần như đã tiếp cận với các tôn giáo. Chúng ta dùng nhận thức này để xem xét thì sẽ dễ dàng liên hệ đến các động lực của thôi miên cổ điển như đã đề cập trên.

Hãy hình dung :

Nếu mỗi ngày bạn đều nói với một đứa trẻ cùng một câu, bạn xem điều gì sẽ xảy ra với nó sau 100 ngày ?

Nếu mỗi ngày bạn đều đi qua một luống hoa, và tận tâm nói với luống hoa cùng một thông điệp rõ ràng, thì hãy xem những cây hoa đó thay đổi ra sao trong 100 ngày ?

Nếu trong 100 ngày liên tiếp bạn đều thực hiện cùng một tương tác với chú chó của bạn thì có phải cuộc đời của nó sẽ vĩnh viễn được gắn bó với điều đó ?

Nếu mỗi ngày bạn loại bỏ đi một suy nghĩ, một hành vi vô ích, không phù hợp với mục tiêu cuộc đời của bạn thì sau 100 ngày bạn sẽ trở thành con người như thế nào ?

Hãy hình dung nếu bạn loại bỏ được phần lớn các xao nhãng, sự phân tán nguồn lực, để tập trung vào một mục tiêu duy nhất, hoặc lớn nhất của cuộc đời bạn thì những năm tháng sắp tới sẽ đưa bạn đến đâu ?

Nếu mỗi ngày bạn đều nói một câu thể hiện sự tâm đắc, một sự mong muốn hay một quyết tâm, theo một nghi thức nhất định thì nó sẽ đi sâu vào tâm trí của bạn, để trở thành một tư tưởng chủ đạo. Nó sẽ huy động các suy nghĩ tương đồng, và từ đó tư tưởng đó càng trở lên vững vàng đến mức có thể huy động phần lớn cảm xúc và năng lượng của bạn.

Tư tưởng đó sẽ ngày càng lớn, ngày càng chiếm ưu thế và bao trùm các tư tưởng khác, có nghĩa là tư tưởng đó trở thành một phần lớn trong cuộc đời của bạn. Đây chính là sự cực đoan mà thôi miên cổ điển nhắc đến. Chẳng phải là ta sẽ thành công khi ta dành toàn bộ cuộc đời mình cho một lý tưởng hay sao ?

Điều cốt tủy

Đây chính là phương thức của Thôi miên cổ điển, dùng sự cực đoan để biến thành mãnh lực có thể áp đảo lên tư tưởng người khác, dập tắt các tư tưởng vẩn vơ để đi vào một trạng thái đặc trưng của thôi miên cổ điển.

Người ta không đo lường thực tế được mãnh lực được tạo ra từ phương thức của thôi miên cổ điển, nhưng bằng thực nghiệm lại dễ dàng chứng minh được sự hoạt động của những mãnh lực này.

Thôi miên cổ điển đã tiến rất xa trong những nghiên cứu của mình, mặc dù đã phải tạm dừng lại trong hàng trăm năm để nhường chỗ cho quá trình “khoa học hoá”, nhưng điều đó không phủ nhận kho tàng tri thức đồ sộ của mình.

Tri thức và sự lý giải đã giúp con người giải quyết các vấn đề của thế giới khách quan, nhưng tâm trí lại là thế giới của biểu tượng và cảm nhận. Trong thời đại mà con người đang phải nghi hoặc mọi thứ, thì niềm tin, tính biểu tượng và sức mạnh ám thị của thôi miên cổ điển lại đưa ra một quy trình không cần phải lý giải, điều duy nhất cần quan tâm là kết quả. Kết quả được tạo ra mạnh mẽ và ngay lập tức và rõ ràng.

Trong khi phương thức của thôi miên hiện đại là “Thuyết phục bạn thay đổi, giúp tâm trí của bạn chấp nhận sự thay đổi” thì Thôi miên cổ điển lại là : “Chỉ cần bạn muốn thay đổi thì tôi sẽ tạo ra nó ngay lập tức mà bạn không cần biết điều gì vừa diễn ra”. Nhiều vấn đề bệnh lý, tâm lý cũng sẽ biến mất theo cách như thế.

Hòn đá thôi miên là bước đầu tiên trên con đường cực đoan hóa các luyện tập của một nhà thôi miên cổ điển. Các mãnh lực của thôi miên cổ điển tạo ra trạng thái thôi miên đặc trưng mà các phương thức khác không thể làm được. Thay vì chỉ có thể đưa vào các “gợi ý” như thôi miên hiện đại thì một nhà thôi miên cổ điển có thể đưa ra một “ám thị” hoạt động mạnh mẽ ngay lập tức, đàn áp mọi ngờ vực và phản kháng vô nghĩa đang cản trở mục tiêu của người thụ cảm.

Đó chính là loại thôi miên mạnh mẽ mà chúng ta đang cần, trong một xã hội phức tạp và đầy hoài nghi.

Các nội dung liên quan: Thôi Miên Cổ Điển

Vì tính cực đoan của bộ môn mà hiện nay Cộng Đồng Thôi Miên Thực Nghiệm Việt Nam vẫn duy trì một nhóm nhỏ các nhà Thôi Miên Cổ Điển. Chúng tôi tiếp tục thực nghiệm và tìm ra các cá nhân có đặc dị công năng. Các bạn quan tâm tới bộ môn có thể tìm hiểu bằng cách liên hệ tới zalo: 0904 255 123

#thoimienthucnghiem #thoimiencodien #thoimiencap1 #hocvienthoimien #duongminhtuan #hondathoimien

Bạn có thể cũng quan tâm

Radio-Tu-Thoi-Mien

Giới thiệu chương trình Radio Tự Thôi Miên

11CC72B5-FD8D-45F2-9C57-A607A78DCE3F

Chúc do thuật – Thần chú – qua góc nhìn Thôi miên

Scroll to Top