Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

6F6B3BC1-A296-4832-81DD-04C7B0A4794B

Hư tĩnh thì nhập Đạo

Đánh giá bài viết

Tâm hư tĩnh là gì? Tâm trí chúng ta được hình thành bởi vô số các phản ứng để phản hồi lại với thông tin bên ngoài hoặc suy tưởng trong chính nó. Chúng ta nhận thức bản thân và thế giới thông qua việc phân chia thế giới khách quan thành hai chiều. Tâm trí chúng ta đã phân chia thế giới thành nhị nguyên, và vì thế chúng ta không thể thấy được toàn bộ thực tại bằng tâm trí nhị nguyên của mình. 

Thực tại

Từ khi chào đời toàn bộ tư tưởng của chúng ta đều là sự phản ứng và tập tính của cá nhân chúng ta, cho nên thực tại khách quan mặc dù chỉ có một, nhưng mỗi người lại thấy thực tại theo một cách khác nhau, và đều không phải thực tại toàn vẹn, và cũng không đúng là thực tại như nó đang là.  

Hư tĩnh thì nhập đạo
Hư tĩnh thì nhập đạo

Nếu như chúng ta không thể chấm dứt tư tưởng của mình thì chúng ta sẽ không thể nhìn thấy thế giới một cách chân thực, và vì thế chúng ta cũng không thể sống với chính mình. Bạn hãy tưởng tượng, toàn bộ tâm trí của bạn, những tư tưởng mà bạn có để bạn nhận thức được sự sống của mình, chúng đều được hình thành bằng cách phân tích thông tin bên ngoài, hình thành nên thói quen, tập tính, kinh nghiệm. Như vậy cái mà bạn nhận là “Tôi” thực chất là một tập hợp rời rạc các thông tin và kinh nghiệm.

Từ đó hình thành một đặc tính cá biệt, chính sự cá biệt này làm con người muốn tôn sùng cái tôi đó, bởi mỗi người đều muốn phân biệt Tôi với toàn bộ người khác. Và như thế thực tại càng bị bóp méo và phiến diện thêm. 

Kinh nghiệm

Thay vì nhìn thấy thực tại thì chúng ta lại dùng toàn bộ đời sống của mình để củng cố kinh nghiệm và cam đoan rằng cái TÔI là có thực. Khi ai cũng khẳng định TÔI có thực thì sự mâu thuẫn phát sinh như một hiện tượng phổ quát của toàn thể nhân loại. Do đó cuộc đời sẽ thành chuỗi thời gian phiền não kéo dài bất tận. 

6F6B3BC1 A296 4832 81DD 04C7B0A4794B

Rất dễ để hiểu rằng chính tâm trí kinh nghiệm và phản ứng của chúng ta là nguyên nhân của mọi bất an và đau khổ. Nhiều người sau khi cảm nhận sự mệt mỏi trong đời sống đã tìm cách để đến với sự bình an, hỷ lạc tự tâm bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng khi bạn hiểu nguyên nhân của muộn phiền, đau khổ, bất an, day dứt và dằn vặt của bản thân thì bạn sẽ thấy cách duy nhất là chấm dứt được tâm trí phản ứng. 

Biến mất

Nhưng chưa ai từng nghĩ đến việc chấm dứt các dòng tư tưởng của mình, chấm dứt suy tư thì đồng nghĩa với TÔI không tồn tại ? Biến mất hay không còn nhận thức ? Bạn chưa từng nghĩ đến việc đó, bạn sợ khi nó xảy ra !!!

Hư tĩnh thì nhập đạo 2
Tâm trí hư tĩnh thì tự nhiên nhập Đạo

Tâm

Bạn hãy hình dung như thế này: có hàng vạn, hàng vạn con ngựa đang chen chúc nhau cùng lúc trên một khu đất chật hẹp, mỗi con đều không chịu đứng im ….Các con ngựa chính là các tư tưởng của bạn liên tiếp nổi lên trong một thời điểm bạn sống. Tâm trí bạn chính là sự hỗn tạp loạn động của hàng vạn con ngựa không chịu đứng im. 

Nhưng bạn không biết rằng, TÂM của bạn không phải một con ngưạ hay cả đàn ngựa đó, mà là người cưỡi ngựa. Xưa nay người cưỡi ngựa ngộ nhận mình là con ngựa. Không những thế cũng không chịu ngồi im trên một con ngựa mà liên tiếp nhẩy từ con này sàng con khác ( Các ý nghĩ nhảy nhót liên tục không tập trung vào một ý nghĩ kéo dài được ). 

Chân tâm – Tâm hư tĩnh

Bạn chưa biết rằng mình không phải một con ngựa, hay cả đàn ngựa. Khi bạn biết là người cưỡi ngựa chứ không phải ngựa, thì bạn cũng vẫn đang nhảy từ lưng con này sang lưng con khác. Nghĩa là bạn cũng nhảy nhót không hề khác gì so với các con ngựa. Điều bạn cần làm là nhảy ra khỏi lưng ngựa, đứng ở một chỗ cao ráo, vững chắc, và khi đó bạn chỉ quan sát đàn ngựa mà thôi.

Bạn không còn dao động, nhảy nhót, bất an nữa. Khi bạn đứng ở một chỗ vững vàng thì bạn đang sống với Chân tâm của mình. Khi đó bạn cũng không còn nhìn thực tại thành nhị nguyên nữa. Bạn sẽ thấy một thực tại toàn vẹn, bạn cũng không thấy TÔI nữa, không thấy cá thể khác biệt nữa, không phiền não, bất an nữa, …..Bạn trở nên tròn vẹn với thực tại, nhận thức trí tuệ và hỷ lạc tự thân tròn đầy. 

Tâm trí hư tĩnh thì tự nhiên nhập Đạo. 

Người viết: Nhà nghiên cứu thôi miên Dương Minh Tuấn

Bạn có thể cũng quan tâm

edit-26465164229255951844380395843428640586321373n-16823971389421981939118

Yêu như thủa ban đầu

pinocchio-31-7-1read-only-15961128878031967811445

Cách để lời nói của bạn có sức mạnh thôi miên

Scroll to Top