Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

NLS Yoga Banner web+ social - 20220505

Làm thế nào để điều khí trong khi tập Yoga ?

Đánh giá bài viết

Khái niệm và ý nghĩa của Khí

Khí hay Prana là năng lượng vi tế phổ quát đứng đằng sau mọi vật chất, mọi hiện tượng trong vũ trụ, và đương nhiên bao gồm cả con người. Bạn hãy hiểu rằng mọi thứ từ vật chất đến hiện tượng đều là biểu hiện của Prana.

Trong cơ thể con người Prana chính là sự sống, không có prana thì không có các tế bào, không có cơ quan cấu thành cơ thể, không có prana thì hơi thở không còn ý nghĩa, vì khi thở chúng ta lấy vào prana, oxi chỉ là vật chất mang prana mà thôi. 

Đông y nói “Huyết thuộc âm, là chỗ ở của Khí, Khí thuộc dương, nhờ Khí dắt huyết đi mà huyết mới vận hành thông suốt…Cho thấy ý nghĩa Khí – Prana đứng sau mọi hoạt động vật chất. 

Chính khí làm cho các cơ quan trong cơ thể có năng lượng để hoạt động ( đứng sau các hoạt động sinh hoá của cơ thể ). Do đó việc tăng cường năng lượng Khí đến các cơ quan, các vùng khác nhau của cơ thể là một cách để chữa lành tổn thương, hoặc tăng cường chức năng, công năng của cơ quan hay vị trí đó.  Đây là một điều mà các bạn tập Yoga muốn thực hiện.

Làm thế nào để điều động được Khí – Prana đến nơi mà bạn muốn ?

• Lý luận Khí công cho rằng “Ý đến thì khí đến, Ý hành thì khí hành, Ý tụ thì khí tụ”, “Khí theo Ý mà có”

• Y lý chỉ ra : “Thông thì bất thống, thống thì bất thông” nghĩa là Khí mà thông suốt thì không có đau, bệnh. Nếu ở đâu có bệnh, đau, yếu thì chắc chắn Khí đã không thông suốt …..Rõ ràng chỉ ra Khí đứng sau mọi hoạt động của con người, và Ý thức chính là biểu hiện của Khí, Ý ở đâu khí sẽ ở đó. 

• Muốn điều tiết Khí bạn chỉ việc điều tiết ý thức của mình, nghĩa là điều khiển được sự chú tâm, cảm nhận sâu sắc đến từng phần của cơ thể mà bạn muốn tăng cường khí. ( Tăng cường tín hiệu thần kinh hướng tâm ). Vậy câu hỏi sẽ trở thành “Làm thế nào để điều động, điều tiết ý thức cảm nhận đến nơi mình muốn ?”

Có 4 phương tiện để thực hiện được việc đó

Trong đó 3 phương tiện là quen thuộc với Khí công và Yoga, 1 phương tiện là đặc thù của môn Thôi miên. Bốn phương tiện như sau

Dùng cơ bắp, hay dùng các vận động thân thể để điều động khí

Triết học phương Đông chú trọng vận dụng học thuyết Âm Dương, cho nên trong một hành động luôn sử dụng cả hai yếu tố âm và dương. Muốn tăng cường cảm nhận về một nhóm cơ chẳng hạn, bạn cần thư giãn sâu vùng cơ đó, từ đó mới tăng “sự hiện diện ý thức” tại đó được.

Cách đơn giản là hay gồng cứng một nhóm cơ ( vì chúng ta đã quen với gồng cứng hơn thư giãn sâu), sau đó thả lỏng thì tự nhiên sự thư giãn sẽ diễn ra mạnh hơn so với việc bạn chỉ bắt đầu bằng thư giãn. Đây là phương pháp Thư giãn cơ bắp tiến triển thường được dùng trong Thôi miên.

Môn Yoga ít khi dùng gồng cứng làm tiền đề cho thư giãn, mà bắt đầu ngay bằng thư giãn, nên sẽ khó để các bạn cảm nhận được “sự hiện diện của ý thức tại cơ bắp”. Đó là lý do bạn không điều động được khí. Khí công có nhiều cách hiệu quả để điều động Khí, cũng đều tuân theo nguyên tắc Âm Dương, có gồng cứng, có thư giãn, gồng cơ để thư giãn sâu hơn…

Dùng hơi thở để điều động khí

Đây là phương thức mà các bạn tập Yoga quen thuộc, mặc dù hơi thở không phải là khí nhưng khi bạn chú tâm vào hơi thở thì cũng là đang thực hiện sự điều động khí.

Điều khó khăn ở đây là : Tôi lấy cách miêu tả hình tượng như sau, cơ thể bạn là dòng nước, khí là con thuyền nhỏ trên dòng nước, bạn muốn dẫn dắt con thuyền đến những nơi bạn muốn bằng cách thuận theo luồng gió (gió ở đây là hơi thở).

Theo lý thì đáng ra gió thổi thì thuyền sẽ di chuyển và đến đích, nhưng tại sao thực tế bạn lại không thấy điều đó ?  Vì trên dòng nước không chỉ có con thuyền Khí, mà còn rất nhiều rác bẩn, bèo dầy đặc làm thuyền không thể di chuyển thuận lợi.

Rác và bèo ở đây chính là tư tưởng loạn động của bạn, ý chí của bạn ngay cả sự nỗ lực tập luyện, mong muốn tập luyện, sự yêu thích tập luyện, …. đều là ý chí của bạn phát ra, nghĩa là rác bẩn ngăn cản thuyền. Do đó bạn khó có thể điều động khí bằng hơi thở hiệu quả.

Cho nên Yoga có câu ” Thái độ tập của bạn quan trọng hơn nội dung bài tập” – Tư tưởng của bạn chưa thư giãn, tự nhiên, như nhiên, không mong, không cầu, không nỗ lực…Thì hơi thở của bạn mới chỉ là hít vào cho nhiều hơn sâu hơn mà thôi.

Đó mới chỉ là cách tập luyện cho lá phổi, chưa phải hấp thu Prana như trong Kinh thư của Yoga viết. Vì thế mà bạn với các vị Yogi đích thực còn một khoảng cách xa. Để thanh học được tư tưởng, nhất định phải có người thầy đã thực chứng dẫn dắt trực tiếp, chứ không thể chỉ thông qua trình bày phương pháp mà có thể thanh lọc được.

Yếu tố thứ 3 chính là Ý thức hay tư tưởng

Dùng ý thức để điều động Khí hay Prana là con đường trực tiếp, hiệu quả nhất nhưng cũng là khó khăn nhất. Bản chất Prana không phải là hơi thở mà là năng lượng vi tế chứa bên trong hơi thở, tư tưởng của chúng ta muốn có được cũng nhờ có prana trong đó.

Tư tưởng cần một lượng prana lớn nhất so với toàn bộ cơ thể, cho nên chính tư tưởng mới là công cụ điều động, điều tiết prana nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên tư tưởng lại quá loạn động, không chuyên nhất, không tĩnh lặng để uốn nắn.

Bạn cùng lúc có hàng nghìn tư tưởng, càng muốn chuyên nhất vào một ý nghĩ thì lại có càng nhiều ý nghĩ nổi lên đan xen nhau không khi nào dừng. Vì thế để điều động prana bằng tư tưởng là dành cho cách bậc đã có công phu tập luyện. 

Khí

Công cụ thứ 4 là một công cụ đặc biệt và ít được nghe đến – chính là Thôi miên

Thôi miên đưa vào tiềm thức một ám thị, và ám thị đó sẽ như một mầm cây được cấy vào đất, sẽ từ từ phát triển và biểu hiện. Ám thị đó có ý nghĩa thế nào thì nó tạo thành hiện tượng như thế trên thân thể và tư tưởng của con người.

Và từ cái mầm nhỏ ban đầu ( ám thị ) khi bám vào tiềm thức nó sẽ  lớn dần và chứa trong đó lượng Prana lớn dần, như cái cây càng to thì năng lượng hay khí chứa trong nó càng lớn. Đây chính là cách điều động khí của môn Thôi miên.

Cách này đương nhiên để phục vụ các nhu cầu cải thiện sức khoẻ của con người, nhưng nó không tạo ra các hiệu ứng tức thời như 3 phương thức trên, mà nó là một hiệu ứng mãn tĩnh, tăng dần tích luỹ theo thời gian.

Nếu như bạn hiểu rõ bản chất, cách thức và nguyên tắc trên, khéo léo ứng dụng bạn sẽ dần khống chế được khả năng điều tiết Khí rất hiệu quả, có hiệu ứng gần như ngay lập tức khi bạn thực hiện, và hiệu ứng là rất rõ ràng.

Chẳng hạn như bạn điều khí ra cánh tay, lập tức cánh tay của bạn đỏ hồng, mạch ngoại biên giãn, lỗ chân lông mở, máu lưu thông mạnh…Các hiệu ứng đánh giá rất rõ ràng, không hề mơ hồ phỏng đoán. 

Cách tốt nhất là bạn nên có một người có kinh nghiệm hướng dẫn, vì mọi sự tập luyện đều là huấn luyện chứ không phải quá trình Dậy – Học. Không có phương thức, giải pháp hướng dẫn viết sẵn nào cho Yoga, mà nhất định cần sự theo sát của người thầy với học trò ( huấn luyện ) để nhận định các biến động. Nhận biết các biến động xấu để điều chỉnh, nhận ra các biến động tốt và biến động vượt qua để thay đổi nội dung tập luyện. 

Để thực sự trở nên một Yogi (người có thực chứng), chứ không chỉ là một thầy dậy Yoga ( người diễn giải lại phương pháp ) thì bạn nhất định cần được Huấn luyện chứ không phải Dậy – Học, từ một Yogi đích thực. 

Trong Yoga có nhiều hình thức tập luyện mà tôi thấy ngày nay ít người đề cập đến, nhưng nếu bạn hiểu rõ nội dung bào viết này của tôi ( bằng cách đọc nhiều lần ) thì bạn sẽ thấy đó chính là những nội dung cần thiết mà các bạn thiếu. Chính đó là nửa còn lại của phương pháp Yoga, như con chim có 2 cánh mới bay được.

Đó là các bài tập về gồng lực, các bài tập gồng cơ diễn biến chậm…. Cũng dễ hiểu thôi, vì như vậy mới đúng, đủ theo nguyên lý Âm – Dương, thuần âm, thuần dương đều chưa hoàn thiện, mà Âm – Dương cần phải đồng hành, cần phải bổ sung, tương hỗ nhau thì mới phát triển được. 

Hy vọng các bạn học đầy đủ để quá trình rèn luyện có kết quả tốt nhất.

Bạn có thể cũng quan tâm

NLS Yoga Banner web+ social - 20220505

Làm thế nào để điều khí trong khi tập Yoga ?

AB132FEA-2DFF-45A1-902E-89B27E55A252

5 hiểu nhầm phổ biến về thôi miên biểu diễn

Scroll to Top