Những người nghiên cứu thôi miên cần phân biệt rõ ràng giữa thôi miên hiện đại và thôi miên cổ điển.
Bác sĩ phẫu thuật người Scotland James Braid được coi là người khai sinh ra thôi miên hiện đại như những gì chúng ta thấy ngày này, ông cũng là người đầu tiên dùng thuật ngữ Ngủ để nói về trạng thái thôi miên. Các kỹ thuật của thôi miên hiện đại bao gồm việc dùng lời nói, hoặc kích thích vào các giác quan của con người để tạo ra một trạng thái mà trong đó vắng mặt ý thức, chúng ta gọi là trạng thái xuất thần hay trạng thái thôi miên. Đây là một trạng thái lành mạnh, và có thể được dùng để phục vụ cho cách mục đích của con người. Trạng thái thôi miên có thể giảm bớt các cơn đau, làm cho thần kinh được nghỉ ngơi, cơ thể tái lập sự cân bằng,…
Thôi miên toàn khoa là cách gọi khác của thôi miên cổ điển, để phân biệt môn thôi miên với thôi miên hiện đại do bác sĩ Braid đề xuất. Đại diện cho thôi miên toàn khoa ở Châu Âu là thuật của Bác sĩ người Áo Franz Mesmer. Thôi miên mesmer dựa vào một nguyên lý khác hẳn. Ông là người phát hiện ra một cấu trúc vi tế của con người gọi là từ tính động vật hay tư khí, đây là một vật chất lưu động trong cơ thể con người, là động lực cho các chức phận của cơ thể.
Ông tiến hành các thực nghiệm chữa bệnh bằng cách tác động thông qua hai bàn tay để truyền từ tính động vật. Ông dùng bàn tay thao tác để trục xuất từ khí hay lưu động chất của bệnh nhân rồi thay thế bằng lưu chất của chính mình. Khi tiến hành lưu chất trong cơ thể của bệnh nhân bị đẩy ra, kết quả là họ mất dần những cảm giác và khả năng kiểm soát ở những phần cơ thể mà tư khí bị trục xuất.
Chúng ta thấy khái niệm Từ tính động vật của Mesmer trùng hợp với khái niệm Khí trong học thuyết Kinh lạc của Đông y, hay Prana trong Yoga.
Cấu trúc sinh mạnh của con người từ thô nhất là cơ thể vật lý, sau đó là Thể Vía : gồm ½ là hữu hình và ½ là vô hình, mắt không nhìn thấy nhưng có thể chụp được bằng hồng ngoại, có thể nói Thể Vía là phần sinh nhiệt của cơ thể sống. Trong quá trình sống các tế bào không ngừng trao đổi chất, tạo ra các phản ứng hoá học trong quá trình đó và sinh nhiệt. Toàn bộ quá trình này không chỉ đơn thuần là các phản ứng mà cần phải có một môi trường để ổn định và điều phối, đó là cơ sở để hình thành thể vía.
Mesmer nhận thấy khả năng tiếp nhận cảm giác của thân thể phụ thuộc vào sự truyền các tín hiệu tiếp xúc tới các trung tâm năng lượng của thể vía. Do đó khi lưu chất khí hay từ tính động vật bị lấy đi thì sự kết nối giữa thân thể và Thể Vía bị gián đoạn và con người sẽ bị mất cảm giác về thân thể của mình.
Như thế thì Nhà thôi miên theo phương pháp Mesmer có thể trục xuất lưu động khí của bệnh nhân ra khỏi một phần cơ thể họ, chẳng hạn như cánh tay thì kết quả sẽ là bộ phận đó hoàn toàn bị tê liệt và mất cảm giác.
Quá trình thôi miên Mesmer có thể chỉ là những tác động cục bộ lên cơ thể, vì thế bệnh nhân vẫn tỉnh táo trọn vẹn, tác động của nhà thôi miên chỉ như chất thuốc tê cục bộ được đẩy vào một phần cơ thể. Lợi dụng cơ chế này phương pháp của Mesmer sau đó đã được nhiều Bác sĩ đưa vào gây tê trong phẫu thuật.
Cuốn sách “Khoa thôi miên Mesmer ở Ấn Độ” của bác sĩ Esdaile tập hợp những ca phẫu thuật sử dụng thôi miên Mesmer để gây tê được xuất bản năm 1842 Một y sĩ giải phẫu khác là bác sĩ Elliotson cũng tiến hành một số lượng lớn các cuộc phẫu thuật tê bằng thôi miên mesmer ở Luân đôn.
Vào thời điểm này người ta chưa biết tới chất gây mê chloroform và mọi ca phẫu thuật khi đó đều như một sự tra tấn với các bệnh nhân. Những bài tường thuật sinh động và thú vị về công trình của hai nhà tiên phong này cũng xuất hiện trong tác phẩm “Cơ sở Lý luận của khoa Thôi miên mesmer” của tác giả A.P.Sinnett, đây là một tác phẩm mà những người nghiên cứu thôi miên rất nên tham khảo.
Quá trình thôi miên mesmer có thể được thúc đẩy tới mức trục xuất hoàn toàn tư khí của bệnh nhân. Khi đó đối tượng sẽ mất kiểm soát cơ thể của mình và sự kiểm soát chuyển sang cho nhà thôi miên. Bấy giờ nhà thôi miên có thể điều khiến cơ thể của người thụ cảm theo ý muốn.
Một kết quả thú vị của việc thay thế tư khí của đối tượng bằng tư khí của nhà thôi miên chính là trong tình trạng đó một kích thích lên cơ thể nhà thôi miên có thể được bệnh nhân cảm nhận được, và ngược lại, một kích thích hay tình trạng cơ thể của bệnh nhận thì nhà thôi miên có thể cảm thấy rõ ràng. Đây là hiện tượng Đồng khí tương cầu được nhắc đến trong nhiều kho dữ liệu tri thức của nhân loại.
Để tiến hành thôi miên Mesner không nhất thiết phải dùng đến bàn tay, bàn tay chỉ là giúp tập trung lưu chất khí và là công cụ tưởng tượng của nhà thôi miên trong quá trình huy động tư khí của mình. Như vậy thì một nhà thôi miên giỏi có thể thực hiện mọi thao tác thành công mà không cần dùng tới bất cứ thủ pháp động tác nào, mà chỉ cần dùng đến ý trí và sức tập trung của mình.
Cơ thể con người chia ra hai phần chức phận riêng biệt, một là Vô thức liên kết với thần kinh giao cảm, và một là Ý thức liên kết với thần kinh não tuỷ. Thôi miên mesmer không can thiệp vào những quá trình sinh lý mang tầm quan trọng sống còn trong cơ thể bệnh nhân chẳng hạn như việc thở và sự tuần hoàn của máu. Vì thế dù nhà thôi miên tác động lên Thể Vía của bệnh nhân nhưng mọi hoạt động sinh lý của họ vẫn hoạt động bình thường.
Một nhà thôi miên cổ điển phải khỏe mạnh về thân thể và khí lực. Một nhà chữa bệnh bằng tư khí không những truyền đi Tư khí của mình, mà quá trình đó còn phóng phát các rối loạn của chính nhà thôi miên đến bệnh nhân, vì thế có thể truyền bệnh của mình cho bệnh nhân. Về lý thuyết thì một Nhà thôi mesmer có thể tạo ra ảnh hưởng về đạo đức và sức khoẻ tâm thần của bản thân lên bệnh nhân thông qua lưu động chất, cho nên yêu cầu với sức khoẻ và sự lành mạnh tâm trí của cá nhân của nhà thôi miên cũng rất quan trọng.
Cũng vì lý do đó một nhà thôi miên mesmer có tạo ra ảnh hưởng lớn lao đối với bệnh nhân của mình – đây là một ảnh hưởng ngoài sức tưởng tượng. Bất kỳ tính chất nào về tâm hồn hoặc tâm trí của nhà thôi miên mesmer cũng rất nhanh chóng ảnh hưởng đến bệnh nhân qua việc truyền tư khí, vì thế cho nên hiển nhiên có những nguy cơ rõ ràng trong việc thực hiện các ca thôi miên.
Thuật thôi miên mesmer nếu chỉ thuần tuý cho mục đích chữa bệnh thì nhất thiết yêu cầu nhà thôi miên phải thực sự hiểu rõ những việc mà họ đang làm, nhà thôi miên phải là người có lòng trắc ẩn, có lòng yêu nghề trong sáng.
Không nên khuyến kích thuật thôi miên Mesmer cho các mục đích khác không phải chữa bệnh.
Trong các phương thức khác, hoặc phương pháp thôi miên hiện đại, tác động chữa bệnh nhắm đến đối tượng là ý trí của bệnh nhân. Một thay đổi trên ý trí để giải quyết vấn đề cho bệnh nhân đôi khi có thể trở thành một lực đẩy lùi bệnh vào trong các thể vật chất tinh vi vốn là nguyên nhân xuất phát ra các vấn đề của họ. Đó là cách đẩy lùi bệnh bằng sự ức chế nó, mặc dù căn bệnh biến mất nhưng nguyên nhân của nó lại không biến mất. Phương pháp Mesmer hay thôi miên cổ điển thì không gặp vấn đề này, vì Nhà thôi miên không tác động lên ý trí của người bệnh mà tác động lên vật chất trung gian biểu lộ mọi khía cạnh sức khoẻ thể chất và tâm thần của con người, đó là Khí – Prana – Hay lưu động chất của cơ thể. Sự giải toả ở thể Vía này là giải pháp trọn vẹn vào bản chất vấn đề.