Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

edit-26465164229255951844380395843428640586321373n-16823971389421981939118

Yêu như thủa ban đầu

Đánh giá bài viết

Hỏi :

Nam nữ khi yêu thì quấn quýt mặn nồng đến thế mà khi thành vợ chồng thì lại không còn ?

Có phải do họ ở với nhau lâu quá nên sinh ra chán ngán nhau ?

Đáp :

Không mặn nồng là có thật ! Có thể họ vẫn hòa thuận, hoặc hay mâu thuẫn, vẫn yêu thương, hoặc dần chán ghét nhau,… Nhưng như bạn nói, đều là không còn mặn nồng như xưa.

Khi xưa tình cảm yêu đương cứ tự nhiên tuôn trào, tận hưởng hạnh phúc và mộng mơ. Ngày nay thì cố gắng hoà thuận, chỉ sợ tình cảm phai nhạt, chăm sóc từng chút cho hạnh phúc, … thực chất đều là cố gắng để có, chẳng giống với thời trước nữa. Đây là sự thật !

Vậy nếu nói họ chán ngán nhau dần thì không đúng, vì sao :

Có những người yêu đương 5 năm, 7 năm vẫn mặn nồng. Chỉ sau khi cưới mới dần phai nhạt. Ngược lại có người yêu đương 1 năm là cưới, nhưng chỉ sau 2 năm nữa là phai. Vậy nên tính thời gian thì thấy không có lý.

yêu

Con người ta thường phát sinh gắn bó, quyến luyến và đằm thắm hơn khi ở gần nhau lâu. Tại sao vợ chồng lại không theo quy luật ấy ? Vậy nên thời gian không phải vấn đề làm họ chán ngán nhau.

Hỏi :

Hay là do khi sống chung, thực tế cuộc sống làm cho mỗi người dần mất đi sự nhạy cảm của cảm xúc yêu đương ?

Đáp :

Cũng không phải !

Con người cùng trải qua khó khăn, vấp váp, gian khổ thì càng gắn bó và quyến luyến nhau hơn.

Cuộc sống vợ chồng cũng sẽ trải qua nhiều sự kiện. Càng trải nghiệm cùng nhau thì cảm xúc chung càng nhiều, Lý ra thì họ phải càng gắn bó hơn, như câu “cộng khổ, đồng cam” chứ.

Hỏi :

Vậy có thể là do khi cưới nhau, về ở với nhau lâu ngày, họ phát hiện những điều không hay, không hợp về đối phương.

Đáp :

Điều này thì bạn đã gần đúng !

Khi hai người cùng đối mặt với một vấn đề, họ sẽ có suy nghĩ khác nhau, hành động khác nhau. Sự khác nhau này sẽ gây ra cảm nhận khác biệt cho đối phương, thực chất chính là cảm giác bất mãn, không ưng thuận. Tích luy lâu ngày hình thành nên thiên kiến về đối phương, từ đó góc nhìn bất mãn ngày càng rõ hơn. Cho nên cuối cùng, chỉ một việc nhỏ của đối phương cũng làm bản thân có sự khó chịu lớn.

Hỏi :

Vậy làm thế nào để xử lý vấn đề khác biệt này ?

Đáp :

Không thể xử lý ! Sự khác biệt là tất yếu !

Người có tính cách cũng giống như vật phải có hình thù. Nhờ thế mà mỗi vật đều có công dụng, và mỗi người đều có giá trị riêng. Hai vật giống nhau thì ta chỉ cần một mà thôi. Hai người giống nhau thì sẽ thừa đi một người. Cho nên nếu hai vợ chồng thực sự giống nhau họ sẽ càng sớm chán ghét nhau.

Hỏi :

Vậy thì câu “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” ?

Đáp :

Bạn biết tát nước không ?

Hỏi :

Có chứ !

Đáp :

Cái gầu sòng thì người bên trái, người bên phải, nhưng cả hai đều hướng vào giữa. Còn cái gầu giai thì người trước, người sau, người trái người phải đều hướng ra phía trước. Nghĩa là mỗi người một tay, nhưng mắt thì hướng về một phía, lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu để thúc đẩy mục tiêu.

“Thuận vợ, thuận chồng” có nghĩa là anh thuận với đặc tính của chị, chị cũng thuận với đặc tính của anh. Chứ không phải nói “ Vợ chồng giống nhau thì tát được Biển Đông” , có đúng không ?

Chữ “Giống” thì rất dễ, bạn chỉ cần chọn là thấy. Nhưng chữ “Thuận” thì khó lắm, vì bạn phải không ngừng nhận thức và điều chỉnh mới duy trì được. Giống là đặc tính cố hữu, “Thuận” là một năng lực, vừa là một nỗ lực, không thể tự nhiên mà có được.

Hỏi :

Oh ! thật thú vị, một câu tưởng như ai ai cũng hiểu mà hoá ra lại bất ngờ như vậy.

Vậy làm thế nào để “Thuận” ?

Đáp :

Thuận là ưng, là lấy được chỗ dư của đối phương bù cho chỗ thiếu của mình. Mà điểm quý ở con người là tính cách khác nhau, năng lực khác nhau. Phải biết lấy đó làm nguồn lực cho cuộc sống chung của hai người.

Khi hai người yêu nhau thì cuộc sống của họ có “tình cảm yêu đương” . Khi cưới nhau rồi thì có thêm “các vấn đề cuộc sống” nữa.

Sai lầm là họ muốn có “tình cảm yêu đương” trong bầu không gian của “các vấn đề cuộc sống” . Điều này tất nhiên không thể có được, vì thế mà tình cảm ngày càng nhạt phai, bất mãn ngày càng gia tăng.

“Các vấn đề cuộc sống” được xử trí bằng khu vực ý thức của con người, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách.

“Tình cảm yêu đương” được hình thành trong khu vực tiềm thức của con người. Đó là nơi mà chúng ta gọi là cảm xúc, tâm hồn.

Hoặc bạn suy nghĩ, hoặc bạn cảm xúc. Rất dễ hiểu đúng không !

Một ví dụ vui : Hai người có một tình yêu thắm thiết màu hồng, họ làm thơ cho nhau, họ hát cho nhau nghe. Họ quấn quýt nhau không rời, say đắm trong tình yêu. Sau khi cưới họ vẫn có thể duy trì tình cảm như thế. Cả ngày họ đều sống trong tình yêu làm ai nấy đều ngưỡng mộ…. Có ai để ý rằng họ sẽ chết đói không ?!

Hỏi :

Đúng là … Thật đúng là !

Vậy còn tình cảm yêu đương của hai vợ chồng thì sao ?

Đáp :

Hai vợ chồng là hai người có những điều kiện thuận lợi nhất để yêu đương, để quyến luyến, để chìm đắm trong hạnh phúc. Khi đó họ sẽ xử trí cuộc sống của họ tốt nhất, đúng như câu “Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn”

Vấn đề chính là họ phải biết cách kiểm soát các nguồn lực tâm trí của mình. Ý thức – Tiềm thức – Vô thức là ba tầng tâm trí với các đặc tính, cấu trúc và chức năng khác nhau. Những hiểu biết này không hề hàn lâm mà rất thiết thực và gần gũi sinh hoạt. Hãy hình dung cuộc sống của một cặp vợ chồng, với các vấn đề cuộc sống nhưng lại được xử trí trong “bầu không gian yêu đương” như thuở đầu thì sẽ tuyệt vời như thế nào.

#thoimienthucnghiem

#duongminhtuan

#hanhphuc

Bạn có thể cũng quan tâm

edit-26465164229255951844380395843428640586321373n-16823971389421981939118

Yêu như thủa ban đầu

pinocchio-31-7-1read-only-15961128878031967811445

Cách để lời nói của bạn có sức mạnh thôi miên

Scroll to Top