Website số 1 về Khoa Học Thôi Miên tại Việt Nam

biểu tượng thần Shiva

Yoga – sự  vận động của thần Shiva

Đánh giá bài viết

Thần Shiva – Nguyên Thần

Thần Shiva đại diện cho tính nguyên sơ của Vũ trụ, là trí tuệ toàn năng nắm giữ các quy luật của Vũ trụ. Cách hiểu này chúng ta thấy giống với khái niệm Nguyên thần trong khí công Đạo Lão, gần như hoàn toàn trùng lặp về cách hiểu trên mọi khía cạnh. Tuy nhiên có một khía cạnh về nguyên thần mà ít hoặc không được nhắc đến với thần Shiva, đó là con người được coi là thực thể tách rời và thấp kém hơn thần, chịu sự chi phối và dạy bảo của Thần. Yoga và thần Shiva có mối liên hệ như thế nào?

Trong khi triết học Trung nguyên thì lại có một cách nhìn nhận khác, người Trung nguyên vốn coi con người có đầy đủ trí tuệ và tinh thần cũng luôn tồn tại trong chính con người. Học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, người và Trời vốn cùng một thể tính, luôn có mặt trong mọi khía cạnh của triết học và các phương pháp luyện tập của Trung Nguyên. 

Trong kinh Vệ Đà, là xuất phát của Yoga, có nói rằng khi con người giải phóng được luồng hoả xà, để nó ngoi lên và hợp nhất với não bộ thì con người sẽ hợp nhất với Phạm Thiên, cho thấy ý nghĩa tận cùng cũng không có điểm khác biệt với triết học phương Đông. Khi con người tái hợp với Nguyên Thần thì lúc đó cũng là lúc con người hợp nhất vào Đạo. Đạo cũng có nghĩa là Phạm Thiên – Brahma.

Nhưng chúng ta thấy có điểm khác biệt trong khi tập luyện giữa Yoga và các môn tập luyện của Trung Nguyên. Đó là Yoga luôn tách rời con người với Phạm Thiên, chỉ hợp nhất ở cuối quá trình, trong khi các môn như Khí công lại tìm cách khơi dậy Nguyên Thần ngay từ khi mới tập luyện :

• Yoga chủ trương tĩnh thân, tĩnh khí, tĩnh tâm một cách tịnh tiến …..trong khi Khí công tìm cách dập tắt ý thức ngay từ đầu để đạt tới Tĩnh hoàn toàn một cách đột ngột, ngay lập tức.

• Yoga hợp nhất với Phạm Thiên ở cuối con đường – Khí công khơi dậy Nguyên Thần ngay từ khi bắt đầu luyện tập.

• Yoga mô phỏng các phương thức được thần Shiva truyền dạy để dần đạt đến nguyên lý chứa đựng trong phương thức – Khí công để cho Nguyên Thần tự động điều khiển tạo ra các phương thức. Cơ thể, hơi thở đều do Nguyên Thần chỉ huy vận động mà người tập luyện không hề tác động ý thức điều khiển, chỉ quan sát. 

• Yoga tôn sùng, hướng tới, thờ phụng Phạm Thiên. Khí công ý thức Nguyên Thần ở ngay trong mình, và hợp nhất với phẩm chất của Nguyên Thần

Mặc dù các hình thức luyện tập của hai nền triết học đề ra khác nhau, nhưng nếu bạn nhìn thấy bản chất thì đều là một mà thôi. Trong quá trình luyện tập ngày nay, vì không còn giữ được sự nghiêm ngặt và kỷ luật khắt khe, trong khi người học lại vô tình cùng lúc tiếp thu cả hai quan điểm, hình thức tập luyện , ý nghĩa tư tưởng … nên đôi khi chúng ta thấy trong một phương án luyện tập của ai đó, thấy cùng lúc xuất hiện các hiện tượng thể hiện cả hai nền tảng luyện tập. 

02F1E18B BE55 4551 AA2B 23764BFA68C5

Khí công & Tự thôi miên: đánh thức Nguyên Thần

Trong quá trình huấn luyện Khí công và Tự thôi miên của tôi, nhiều học viên đã đánh thức Nguyên Thần, đây là một bước tiến lớn đối với người tập. Nó có thể cần một quá trình tập luyện dài khi bạn được huấn luyện theo phương pháp truyền thống nhưng lại được rút ngắn rất nhiều khi có sự phối hớp với Tự thôi miên. Bởi Tự thôi miên sẽ dập tắt ngay lập tức và hoàn toàn ý thức của con người, con người chuyển sang trạng thái nhận thức trực giác của Vô thức, từ đó Nguyên thần sẽ bộc lộ, nếu như người đó cũng cùng lúc tập Khí công. 

Nhiều học viên của tôi phản ánh lại, bởi vì họ cũng tập Yoga nữa, nên khi Nhập tĩnh khí công thì thấy tâm trí rống rang, tĩnh lặng, tự nhiên không còn bị các tư tưởng chi phối. Chỉ vài phút sau khi Nhập tĩnh thì thấy cơ thể bắt đầu tự do vận động, tự do cử động, động tác …Tôi hướng dẫn họ không ngăn cản cơ thể, chỉ quan sát để có thể tự do vận động…Thì lần sau cứ như vậy thấy cơ thể bắt đầu thực hiện các tư thể, bài tập Yoga rất chính xác, tự động và tự nhiên, hoàn toàn thư giãn nhẹ nhàng. 

Như thế là họ đã thực hiện các bài Yoga một cách tự động, không hề có sự tham gia điều khiển của Ý thức. Nhờ cách đó, theo thời gian quan sát nhận thấy tác dụng phát huy một cách mạnh mẽ, không như khi tập bằng Ý thức nữa.  Đây chính là ý nghĩa giao thoa giữa hai nền tảng lý luận. Họ hoà nhập với  Nguyên Thần, dập tắt hoàn toàn ý thức. Khi đó Nguyên Thần sẽ tự do khống chế cơ thể, trong khi đó tư tưởng họ muốn hoàn thành các bài tập Yoga, và lúc này không phải họ tập nữa, mà là Nguyên Thần thực hiện các bài tập. 

Tại sao Nguyên Thần điều khiển cơ thể tập đúng các bài tập Yoga ?

Nguyên Thần có trí tuệ toàn vẹn, như vậy có nghĩa nó công nhận sự đúng đắn của các bài tập. Cũng có thể hiểu là, bài tập thực chất không phải do bạn học được mà tất cả các bài tập đều xuất phát từ Nguyên Thần mà ra. Yoga là từ bản thể của thần Shiva phát ra, để con người mô phỏng lại những gì đang diễn ra trong tâm của thần Shiva, từ đó tiến đến hợp nhất với Thần. Vậy nên nếu bạn hợp nhất với Thần thì các hình thức mô phỏng kia cũng tự biểu lộ mà không cần bạn phải học từ bên ngoài. 

Một bên là bắt chước hình tướng để đạt đến bản chất nguyên lý – Một bên là hoà nhập với bản chất thì hình tướng sẽ tự nhiên hiển lộ. Hai con đường đều chỉ ra chung một chân lý. 

yoga

Bạn chỉ hiểu biết và tập luyện môn Yoga, bạn có thể phát sinh những hiện tượng vừa miêu tả hay không ?

Tất nhiên là có, hoàn toàn có thể và cũng không hề có gì khó khăn :

• Bạn phải dập tắt được Ý thức, để Vô thức bộc lộ, nhận thức trực giác thay thế cho nhận thức thông qua khái niệm của Ý thức. Đề làm được điều này về căn bản bạn cần thực hiện được tự thư giãn sâu. 

• Người tập Yoga có 2 điểm trọng yếu cần hiểu: một là “Thái độ tập quan trọng hơn nội dung bài tập”. Bạn không nên bỏ phần lớn thời gian luyện tập vào việc chinh phục nhiều tư thế khó khăn,mà hãy điều chỉnh nhằm tạo ra một trạng thái tâm trí Nhập tĩnh. Hai là bài Savasana  hay tư thế xác chết là bài tập quan trọng nhất, bạn không thể hình dung mình có thể thư giãn đến đâu nếu như bạn không thực sự nghiêm túc và tôn trọng tiềm năng đến từ sự thư giãn sâu.

• Bạn cần được hướng dẫn thêm một chút để điều chỉnh trạng thái, các khái niệm “buông bỏ”, “thư giãn”, “tự nhiên” …cần được giải thích trong quá trình bạn thực hiện để trở nên sinh động, thực sự trở thành tính chất của bạn chứ không chỉ là các khái niệm nữa .

• Nhận thức các chuyển động bên trong khi bạn thư giãn. Chúng chỉ bắt đầu với những rung động rất nhỏ. Bạn cần nắm bắt được nó mới có thể bỏ hoàn toàn sự kìm hãm nó, tiến đến để nó toàn quyền điều khiển cơ thể bạn. 

Hãy hình dung buổi tập Yoga của bạn sẽ bắt đầu bằng sự thư giãn và buông lỏng ý thức, sau đó bạn sẽ để tâm trí của mình trôi trong dòng thư giãn và tĩnh lặng. Cơ thể bạn sẽ tự động thực hiện các nội dung của buổi tập, với các bài tập được thực hiện chính xác. Không những thế Nguyên Thần còn nhận diện các bài tập có lợi nhất, cách tập có lợi nhất cho từng thời điểm của bạn, căn cứ trên các vấn đề trong thân thể và tâm trí của bạn.

Khi buổi tập kết thúc bạn sẽ từ từ lấy lại sự kiểm soát cơ thể và trở ra với một mức độ hoàn hảo nhất của Yoga. Đó là một buổi tập không thể tốt hơn. 

yoga2

Nghe có vẻ lạ và khó tin, nhưng nếu như bạn đọc thêm về các phương pháp của tôi, bạn sẽ chứng kiến những điều trên đã diễn ra rất nhiều và hoàn toàn bình thường, bình dị.

Yoga từ tâm Thần Shiva xuất ra, dạy con người để hợp nhất trở lại với Thần, với chúng ta thì đó là các bài tập, với Thần thì đó là vận động tự nhiên trong Tâm phát ra. Tại sao ta không tìm cách thực hiện ngược tiến trình trên, để bài tập từ trong Nguyên Thần tự phát ra!

Bạn có thể cũng quan tâm

y

Cái nhìn nguyên sơ về thôi miên

NLS Yoga Banner web+ social - 20220505

Làm thế nào để điều khí trong khi tập Yoga ?

Scroll to Top